Túi đựng gạo là lựa chọn phổ biến trong ngành kinh doanh gạo. Chúng tiện lợi, bảo quản tốt và thúc đẩy thương hiệu. Túi này thường làm từ nhựa PE, màng ghép… bảo vệ gạo khỏi ẩm mốc, kháng khuẩn và có thể tái chế.
Chất liệu, thành phần bao bì túi đựng gạo:
Bao bì túi đựng gạo trên thị trường hiện nay có nhiều loại và kiểu dáng khác nhau, nhưng cơ bản phân theo trọng lượng đóng gói và được chia làm 2 loại:
- Loại thứ 1: bao bì gạo đóng gói với trọng lượng lớn là bao đựng gạo 25kg, 50kg, chất liệu làm bằng sợi PP dệt ghép với màng OPP tạo thành bao, có cấu trúc 2 lớp OPP/PP, sử dụng phương pháp in flexo với nội dung in đơn giản hoặc in trục đồng. Ngoài ra, dạng bao PP dệt dùng để đựng gạo nguyên liệu, gạo lưu kho hoặc đựng nhiều túi gạo nhỏ bên trong cũng đang được ưa chuộng.
Bao gạo PP dệt 25kg
Bao PP dệt size 40kg đựng các túi gạo nhỏ bên trong
Bao PP dệt đựng gạo lưu kho
- Loại thứ 2: Là bao bì gạo đóng gói thành túi nhỏ xách tay với các trọng lượng túi đựng gạo 2kg, 5kg, 10kg thường được bày bán trong các siêu thị, loại bao bì gạo size nhỏ và vừa. Bao có chất liệu sử dụng là bao bì màng ghép, cấu trúc ghép từ 2 – 3 lớp màng lại với nhau kết hợp với nhiều mẫu mã, kiểu dáng đa dạng và sử dụng công nghệ in trục đồng có chất lượng hình ảnh in đẹp mắt, chân thực, tạo ra những sản phẩm làm khách hàng hài lòng nhất.
Cấu trúc, chất liệu bao bì đựng gạo: PA/PE, PET/PE, PET/MPET/PE, PA/MPET/PE.
Vai trò của những loại chất liệu màng được sử dụng trong bao bì đựng gạo:
-
Màng PA, PET hoặc OPP: là lớp màng ngoài cùng, làm chất liệu để in trục đồng cho nội dung in đẹp, sắc nét. Ngoài ra, đây là những loại màng có khả năng giữ mùi hương tốt, chống ẩm và chống oxy hóa cho sản phẩm. Màng PA dẻo dai, chịu lực và kháng thủng cực kỳ tốt, phù hợp cho túi đựng gạo hút chân không.
Màng PA (Nylon) dùng cho lớp màng bên ngoài của túi gạo
-
Màng MPET: Là màng mạ nhôm (Metalized + PET) có tác dụng tăng cường độ bền cơ lý, tăng khả năng chống thẩm thấu khí và ẩm, tạo ra môi trường tốt để bảo quản gạo trong khoảng thời gian dài.
Màng MPET dùng trong sản xuất bao bì màng ghép phức hợp
-
Màng LLDPE: Là lớp trong cùng tiếp xúc trực tiếp với gạo, có vai trò tăng cường cơ lý, giúp bao bì gạo chịu lực tốt và kết dính khi hàn biên tạo thành những túi gạo.
Màng PE dùng trong sản xuất bao bì đựng gạo
Bao bì đựng gạo
In bao bì đựng gạo bằng những thiết kế đẹp mắt và chất lượng sẽ giúp quý khách hài lòng nhất khi nhận được sản phẩm bao bì gạo, gây ấn tượng với khách hàng, giúp khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì chọn các sản phẩm cạnh tranh cùng loại.
Việc in bao bì gạo rất quan trọng, nó quyết định đến 80% quyết định mua hàng của người tiêu dùng, sau đó mới là uy tín của thương hiệu. Đây cũng chính là cách quảng cáo sản phẩm hiệu quả nhất. Vì vậy, việc đầu tư vào bao bì đựng gạo sẽ giúp doanh nghiệp tạo niềm tin uy tín với khách hàng, làm tăng hảo cảm về thương hiệu và chất lượng sản phẩm.
Kích thước, thông số bao bì túi đựng gạo:
Có hai loại sản xuất và in túi đựng gạo phổ biến là:
- Túi PE (Polyethylene): Đây là loại túi nhựa dẻo, trong suốt, chống ẩm tốt. Túi PE được sử dụng để đựng gạo lồng bên trong bao dệt hoặc đóng gói trực tiếp. Túi PE có kích thước từ 20 x 32cm đến 50 x 75cm, tương ứng với trọng lượng từ 2kg đến 25kg. Túi PE cho phép in ấn 2D với màu sắc đơn giản.
- Túi màng ghép phức hợp: Đây là loại túi được ghép từ nhiều lớp nhựa khác nhau như PA, PE, PET, MPET, OPP… Túi màng ghép phức hợp có độ bền cao, chống oxy hóa và chịu nhiệt tốt. Túi màng ghép phức hợp được sử dụng để đựng gạo bán lẻ từ 1kg đến 10kg . Túi màng ghép phức hợp cho phép in ấn nhiều màu sắc và hình ảnh sinh động.
Túi đựng gạo in trục đồng size 1kg, 2kg, 5kg, 10kg thường có 2 dạng cơ bản:
Thứ nhất: Túi đựng gạo dạng túi rời, đóng gói thủ công bằng máy hàn miệng túi hoặc đóng gói hút chân không.
Thứ hai: Bao bì túi đựng gạo dạng cuộn màng in sử dụng cho máy đóng gói tự động.
Một số kiểu dáng túi đựng gạo phổ biến hiện nay: túi 4 biên, túi xếp hông hàn lưng giữa, túi 3 biên, túi zipper đáy đứng…
Kích thước: tùy chỉnh theo yêu cầu đặt hàng của quý khách.
Số lượng: tùy theo kích cỡ túi
- Đối với túi đựng gạo 1kg đơn hàng cần số lượng tối thiểu: 30,000 túi/đơn hàng, độ dày túi từ 80 – 90mic.
- Đối với Túi đựng gạo 2kg, 3kg đơn hàng cần số lượng tối thiểu: 25,000 túi/đơn hàng, độ dày túi từ 100 – 120mic.
- Đối với Túi đựng gạo 5kg, 10kg đơn hàng cần số lượng tối thiểu: 15,000 – 20,000 túi/đơn hàng, độ dày 140 – 200mic.
Màu sắc bao bì túi đựng gạo:
Có hai công nghệ in ấn phổ biến nhất cho túi đựng gạo là:
- In ống đồng: Đây là công nghệ in cho chất lượng hình ảnh sắc nét, trung thực, chất lượng cao. In ống đồng sử dụng các bản in kim loại có hình dạng trụ tròn, được khắc hoặc khắc sâu theo hình ảnh cần in. Mỗi bản in chỉ dùng cho một màu sắc, nên cần phải ghép nhiều bản in để tạo ra hình ảnh đầy đủ màu. In ống đồng có giá thành khuôn in cao hơn in flexo, nhưng có thể sử dụng lâu hơn, bền hơn, có thể in từ 1 triệu đến 3 triệu lượt in.
- In flexo: Đây là công nghệ in cho chất lượng hình ảnh khá, giá thành rẻ hơn. In flexo sử dụng các bản in cao su hoặc nhựa có hình dạng phẳng, được cắt hoặc khắc theo hình ảnh cần in. Mỗi bản in cũng chỉ dùng cho một màu sắc, nên cũng cần phải ghép nhiều bản in để tạo ra hình ảnh đầy đủ màu. In flexo có giá thành khuôn in rẻ hơn in ống đồng, nhưng không bền bằng, chỉ có thể in từ vài trăm ngàn đến 1 triệu lượt in.
Lưu ý : Tiền trục in sẽ trả riêng nếu quý khách chưa có trục in
Bao bì túi đựng gạo sử dụng công nghệ in trục đồng chồng màu tự động từ 1 – 9 màu theo thiết kế của quý khách.
Chất lượng in trục đồng giúp quý khách in được những mẫu in bao bì gạo đẹp, tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng và cạnh tranh với sản phẩm cùng loại.
Các loại túi đựng gạo trên thị trường
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại túi đựng gạo, được phân loại theo chất liệu, kích thước, mẫu mã và tính năng.
Theo chất liệu, túi đựng gạo có thể được chia thành 3 loại chính:
- Túi đựng gạo bằng nhựa: Đây là loại túi đựng gạo phổ biến nhất hiện nay, được làm từ nhựa PP, PE hoặc HDPE. Túi nhựa có ưu điểm là giá thành rẻ, dễ dàng sản xuất và sử dụng. Tuy nhiên, túi nhựa cũng có nhược điểm là dễ bị hư hỏng, rách nát và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Túi đựng gạo bằng giấy: Túi đựng gạo bằng giấy được làm từ giấy kraft, giấy carton hoặc giấy couche. Túi giấy có ưu điểm là thân thiện với môi trường, dễ dàng phân hủy. Tuy nhiên, túi giấy cũng có nhược điểm là dễ bị thấm nước và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Túi đựng gạo bằng vải: Túi đựng gạo bằng vải được làm từ vải bố, vải canvas hoặc vải polyester. Túi vải có ưu điểm là bền chắc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, túi vải cũng có nhược điểm là giá thành cao và khó vệ sinh.
Theo mẫu mã, túi đựng gạo có thể được chia thành 2 loại chính:
- Túi đựng gạo trơn: Túi đựng gạo trơn có bề mặt nhẵn, không có hoa văn hoặc họa tiết.
- Túi đựng gạo in hoa văn: Túi đựng gạo in hoa văn có bề mặt được in các họa tiết, hình ảnh trang trí.
Theo tính năng, túi đựng gạo có thể được chia thành 2 loại chính:
- Túi đựng gạo thông thường: Túi đựng gạo thông thường chỉ có chức năng đựng gạo.
- Túi đựng gạo thông minh: Túi đựng gạo thông minh có các tính năng bổ sung như chống côn trùng, chống ẩm mốc, đong gạo tự động,…
CÁC MẪU BAO BÌ TÚI ĐỰNG GẠO PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG
TÚI ĐỰNG GẠO 1KG
Túi đựng gạo 2kg
Túi đựng gạo 5kg
Túi đựng gạo 10kg
Nếu bạn đang cần tìm cho mình các loại bao bì gạo với nhiều kích thước và thiết kế khác nhau, hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn các sản phẩm, các mẫu thiết kế sẽ được miễn phí, điều bạn cần là nhu cầu và số lượng + đơn đặt hàng.
Đối với các đại lý hay cơ sở kinh doanh tới doanh nghiệp nếu cần sản xuất mà chưa có mẫu chúng tôi sẽ thiết kế bao bì đựng gạo miễn phí cho quý anh chị. Anh chị và quý khách hàng sẽ được thiết kế với nhiều mẫu bao bì gạo đẹp, được in với hình ảnh và màu sắc nét.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ :
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ LVB VIỆT NAM
Văn phòng Hà Nội:
143 La Casta, KĐT Văn Phú, Phú La, Hà Đông, Hà Nội
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.