In ống đồng là phương pháp cực kỳ quen thuộc trong giới in ấn, đặc biệt là in ấn bao bì số lượng lớn. Đây là là phương pháp in hiện đại áp dụng nhiều nhất cho các công nghệ in bao bì, in bao nhựa… Ngày hôm nay, LVB VIỆT NAM sẽ giới thiệu cho bạn hiểu rõ hơn về phương pháp in ống đồng này nhé!
IN ỐNG ĐỒNG LÀ GÌ?
In ống đồng (in lõm) là phương pháp in ấn sử dụng một trục in được mạ đồng dày khoảng 100 microns (có thể chênh lệch nhiều hơn hoặc ít hơn) khắc lõm vào bề mặt kim loại trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in). Những phần tử không in sẽ là phần nằm trên bề mặt trục in và đa số in ống đồng được in ở dạng cuộn.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA IN ỐNG ĐỒNG
In ống đồng có 3 bước trong quá trình thực hiện:
1. Cấp mực: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in
2. Gạt mực: có một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, giữ lại phần mực trong những phần tử lõm trên khuôn.
3. Ép mực: mực ở những phần lõm trên được truyền vào các vật liệu nhờ áp lực in cao và mực sẽ bám vào vật liệu, sau đó các phần tử sẽ được sấy khô để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh
MỰC IN ỐNG ĐỒNG LÀ GÌ
Trên thực tế mức độ an toàn sẽ phụ thuộc vào thành phần và chất liệu bao bì cũng như cách sử dụng của mỗi người. Đối với nhà sản xuất, thành phần là yếu tố quyết định. Theo đó thành phần của mực in thường gồm chất tạo màu, chất kết dính, dung môi và chất phụ gia.
- Chất tạo màu: Gồm chất tạo màu vô cơ và hữu cơ với 2 loại chính là Pigment và Dyes. Cả 2 loại màu này đều được sử dụng, Pigment có tính bền màu nhưng khả năng phân hủy khó hơn. Trong khí đó Dyes có độ sắc nét cao, độ bền màu không cao nhưng có thể cải tiến vì chất tạo màu an toàn và thân thiện với môi trường.
- Chất kết dính: Thường làm từ nhựa tổng hợp, chất này giúp tạo độ bóng, tăng khả năng chịu nhiệt kết dính mực in trên bao bì. Hiện trên thị trường mực in thường sử dụng chất kết dính dẫn xuất cellulose đảm bảo an toàn với môi trường vì chất này dễ tan trong nước.
- Chất phụ gia: Chất phụ gia làm tăng độ kết dính mực in với bao bì, đảm bảo khả năng bám dính tối đa. Chất kết dính trong mực in ống đồng trên chất liệu nilon thường là metalize, PE, PP, OPP.
- Dung môi: Tùy thuộc vào mực in nhà sản xuất sẽ sử dụng dung môi phù hợp.
Như vậy độ an toàn của mực in sẽ phụ thuộc vào thành phần. Để đảm bảo an toàn thì bạn nên chọn đơn vị sản xuất, in ấn bao bì uy tín, sử dụng công nghệ in hiện đại.